Tem Đông Dương – Kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao


Cho tới những năm 1940, các chế bản tem Đông Dương đều được làm tại Nhà in Vaugirard ở Paris. Sự gián đoạn tem thư với Chính quốc xa xôi đã buộc Đông Dương phải giải quyết việc cung ứng tem thư tại chỗ bởi việc thiếu tem thư có thể gây ra rất nhiều phiền toái.
Tem thư bưu chính và tính thẩm mỹ
Giống như làm huân chương, ghép kính màu, dệt thảm, việc làm tem thư cũng có những yêu cầu về mỹ thuật và kỹ thuật để bảo đảm truyền thống, ước lệ và luật lệ riêng.
Và cũng giống như tiền giấy, tem thư phải đáp ứng 3 yêu cầu:
- Giá thành thấp vì thực tế nó không có giá trị mà chỉ là bằng chứng đảm bảo cam kết của cơ quan bưu chính đối với người mua.
- Có những chi tiết đặc biệt để tránh bị làm giả.
- Mang giá trị nghệ thuật. Yêu cầu này càng ngày trở nên quan trọng, và cơ quan quản lý coi đây là một tác phẩm nghệ thuật và kêu gọi các họa sĩ tài năng vẽ tem mẫu.
Các đợt phát hành tem ở Đông Dương
Những chiếc tem thư đầu tiên được bán ở Nam Kỳ vào năm 1863 với các mệnh giá 0,01fr, 0,05fr, 0,1fr và 0,4fr. Đó là loại tem dùng chung cho các nước thuộc địa của Pháp.
Trước năm 1889, không có tem riêng cho Đông Dương, cho tới năm đó, người ta mới in đè các chữ "Indochine", "1889" và hai chữ “RD" lên loại tem năm 1881 dùng chung cho các thuộc địa để dành riêng cho Đông Dương. R là chữ đầu của từ Rechaud - Thống đốc lúc đó; D là chữ đầu của Demars - Giám đốc Bưu chính.
Năm 1892, người ta phát hành một mẫu tem duy nhất cho các thuộc địa nhưng dùng ở thuộc địa nào thì có tên thuộc địa đó trong một khung nhỏ. Chủ đề của con tem này là hàng hải và thương mại, với các mệnh giá: 0,01fr; 0,02fr; 0,04fr; 0,05fr; 0,10fr; 0,15fr; 0,20fr; 0,25fr; 0,30fr; 0,40fr; 0,50fr; 0,75fr; 1fr và 5fr.
Đợt phát hành này được bổ sung vào năm 1900 bằng các loại tem cùng mẫu nhưng khác màu. Loại tem do Grasset vẽ cho Đông Dương được chấp nhận vào năm 1904, có mệnh giá như tem phát hành đợt năm 1892 và thêm các tem có mệnh giá 0,35fr; 2fr và 10fr.
Đợt phát hành năm 1908 có tên gọi là Puyplat, lần đầu tiên, tem mang các chủ đề Đông Dương, bao gồm:
Khổ nhỏ:
+ Hình bán thân của một phụ nữ Nam Kỳ: 0,01fr; 0,02fr; 0,03fr; 0,04fr; 0,05fr; 0,10fr; 0,15fr;
+ Hình bán thân của một phụ nữ Cao Miên: 0,20fr; 0,25fr: 0,30fr; 0,35fr; 0,40fr, 0,45fr; 0,50fr.
 Khổ lớn:
+ Hình một phụ nữ Cao Miên: 0,75fr;
+ Hình hai mẹ con người Cao Miên: 1fr;
+ Hình một phụ nữ Mường: 2fr;
+ Hình một phụ nữ Lào: 5fr;
+ Hình một phụ nữ Bắc Kỳ: 10fr.
Tem phụ thu (Chiffres taxes):
Tem hình rồng An Nam với các mệnh giá: 0,02fr; 0,04fr; 0,05fr; 0.10fr, 0,15fr; 0,20fr; 0,30fr; 0,40fr; 0,50fr; 0,60fr; lfr; 2fr; 5fr.
Trong thời gian chiến tranh 1914-1918, một số tem được in đè lên để bán lấy tiền ủng hộ Hội Chữ thập đỏ Pháp và Hội Trẻ em mồ côi do Chiến tranh.
Năm 1918, phát hành một đợt tem Puyplat 1908 mới với mệnh giá tính theo đồng bạc Đông Dương (piastre) in đè lên mệnh giá cũ; chẳng hạn tem 0,01fr bị in đè thành 2/5 xu, tem 10fr thành tem 4 đồng bạc (4$).
Năm 1922 lại có một đợt tem Puyplat 1908 nữa được phát hành với các mệnh giá được in đè thành đồng bạc và 1% đồng bạc, gồm có:
+ Hình bán thân của một phụ nữ Nam Kỳ: 0$001; 0$002; 0$004; 0$008; 0$01; 0$02; 0$03; 0$04; 0$05.
Hình bán thân của một phụ nữ Cao Miên: 0$06; 0$07; 0$08; 0$09, 0$10; 0$11; 0$12; 0$15; 0$20; 0$40; 1$ và 2$.
Đợt phát hành năm 1927
Khổ nhỏ:
+ Người đi cày: 0$001; 0$002; 0$004; 0$008; 0$01; 0$02; 0$03; 0$04; 0$05.
+ Vịnh Hạ Long: 0$06; 0$07; 0$08; 0$09; 0$10; 0$12.
 Khổ lớn:
+ Đền Angkor: 0$15; 0$20.
+ Thợ khắc gỗ: 0$25; $30.
+ Kỷ niệm thành lập Sài Gòn: 1$ và 2$.
Tem phụ thu có các loại in hình Chùa Một Cột và Cổng lăng mộ
Các họa sĩ vẽ tem đợt này là: Tôn Thất Sa (người đi cày và Cổng lăng mộ), Paul Munier (vịnh Hạ Long), Phạm Thông (đền Angkor), Nguyễn Đình Chi (thợ khắc gỗ và chùa Một Cột), Fourqueray (Sài Gòn)…
Đợt phát hành năm 1932
Khổ nhỏ:
+ Thuyền buồm: 0$001; 0$002; 0$004; 0$005; 0$008; 0$01; 0$02.
+ Đền Bayon: 0$03; 0$04; 0$05; 0$06.
+ Người đi cấy: 0$10; 0$15; 0$20; 0$21; 0$25; 0$30.
Khổ lớn:
Chỉ có một loại in hình vũ nữ Apsara với mệnh giá: 0$50; 0$60; 1$; 2$.
Tem phụ thu:
In chữ Nho màu đỏ trên nền da cam. Cũng trong năm này, Nghị định ngày 30/4 cho phát hành tem "công vụ", dùng cho các thư từ, công văn trao đổi của cơ quan hành chính: loại tem này ngừng lưu hành vào ngày 01/01/1936.
Năm 1933, trước hoạt động trao đổi thư tín bằng đường hàng không ngày càng gia tăng, ngành bưu chính phát hành loại tem máy bay khổ lớn do Barlangue vẽ với các mệnh giá: 0$01; 0$02; 0$05; 0$10; 0$15; 0$20; 0$30; 0$36; 0$60; 0$66; 1$; 2$; 5$; 10$.


Đợt phát hành năm 1936
Đợt này chỉ có loại tem khổ lớn in hình ngài Bảo Đại, Hoàng đế An Nam và hình ngài Monivong, quốc vương Cao Miên, với các mệnh giá: 0$01; 0$02; 0$04; 0$05; 0$10; 0$15; 0$20; 0$30; 0$50; 1$; 2$.
Đợt phát hành năm 1937
Chỉ có một loại là tem Hội chợ Quốc tế Paris: 0$02; 0$03; 0$04; 0$06; 0$09; 0$15.
Đợt phát hành năm 1938
Tem in hình Paul Doumer nhân dịp khánh thành tuyến đường sắt Xuyên Đông Dương: 0$05; 0$06; 0$18; 0$37.
Đợt phát hành năm 1939
Có các tem:
+ Pierre và Marie Curie, có mệnh giá 0$18 với phụ thu 0$05.
+ Triển lãm New York (có khung viền chữ "Indochine"): 0$13; 0$23.
+ Các kiểu khác với mệnh giá: 0$09; 0$16; 0$23; 0$70.
+ Tem in hình máy bay (khổ lớn): 0$16; 0$39; 0$69.
Tem phụ thu:
+ Tem triển lām San Francisco (kiểu "chùa Một Cột", khổ lớn): 0$06, 0$09, 0$23, 0$39.
 + Kỷ niệm Cách mạng Pháp (có phụ thu): 0$06 (+0$02); 0$07 (+0$03); 0$09 (+0$04); 0$13 (+0$10); 0$23 (+0$20); 0$39 (+0$40).
Để bù đắp những tổn thất do Đông Dương bị cắt đứt với Chính quốc, đô đốc Decoux quyết định cho Đông Dương phát hành những loại tem mới có giá trị nghệ thuật cao. Các tem này được ông Nguyễn Văn Chuoc, cựu sinh viên Trường Mỹ thuật Hà Nội thực hiện với các đợt phát hành liên tiếp từ năm 1941-1943 với các loại tem như: tem kỷ niệm lễ đăng quang của Vua Sihanuc; Đông Dương, Nam Giao, Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương…. Ngoài ra, còn có thêm một số loại tem: Đỗ Hữu Vị và Roland Garros; Yersin; La Grandière; Chasseloup Laubat; Francis Garnier.v.v…
Các tem lưu hành trên lãnh thổ Quảng Châu Loan cũng là tem dùng ở Đông Dương nhưng được in đè.
Qua bản danh mục tem Đông Dương, người ta nhận ra rằng xu hướng phát hành các loại tem mới ngày càng tăng. Điều này cho thấy sức mạnh truyền bá của con tem mà không thứ gì sánh được. Hàng ngày nó thâm nhập tới khắp mọi nơi, ngay cả những ngôi nhà xa nhất.
Vì lợi ích chung, cần phải trau dồi và hoàn thiện nghệ thuật làm tem, biến nó thành một kiệt tác nghệ thuật nhỏ để các nhà chơi tem có thể thỏa mãn đam mê hoặc tự hào khi sở hữu nó.

Nguồn: Tuần san Indochine số 167, ngày 11/11/1943.
www.archives.org.vn

Một số mẫu tem Đông Dương qua các thời kỳ (nguồn: TTLTQGI)