BỘ SƯU TẬP TEM DỊ DẠNG 
Stamps with strange shapes - Stamps error - Stamps precious - etc.

Các bạn thân mến chơi tem hình dạng khác thường hay còn gọi là dị dạng là thú chơi được rất nhiều người yêu thích, chuyên mục nầy được mở ra nhằm cung cấp cho các bạn thêm nhiều thể loại tem khác lạ nhẳm thỏa lòng đam mê với con tem bé nhỏ nhưng đầy quyến rủ lạ thường....

Ngày 14/02/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành bộ tem “Tem Tình yêu”. Với Bưu điện Việt Nam, mong muốn phát hành bộ tem Tình yêu để qua con tem, ai cũng cảm thấy mình trong đó, ai cũng bồi hồi nhớ lại ngày xưa đó.
Tình yêu là gì mà khiến bao trái tim phải thổn thức:
Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.
Và:
Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều nhận chẳng bao nhiêu.
Với Xuân Diệu, tình yêu không thể định nghĩa được, nói đúng hơn là không thể nắm bắt được. Tưởng vừa nắm trong tay đã tuột rồi, tưởng có tất cả lại trống không, tưởng tràn hạnh phúc lại nước mắt ly tan, tưởng như “không mong đợi gì” nhưng lại bồn chồn, nôn nao mong đợi. Ai đứng trước một cuộc tình mới vẫn cảm thấy “tôi khờ khạo quá ngu ngơ quá, chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”.
Tình yêu, tình nhân luôn là chủ đề bất tận, thu hút các thế hệ văn nghệ sỹ và giới sáng tạo nghệ thuật xây dựng nên những tác phẩm còn mãi với thời gian.
Ngày 14/2 hàng năm đã được chọn là Ngày lễ tình yêu (Valentine). Trước đây, ngày lễ Tình yêu chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay được phổ biến ở hầu hết các quốc gia. Trong những năm gần đây, ngày lễ tình yêu đã được người dân Việt Nam, đặc biệt giới trẻ đón đợi và hưởng ứng nhiệt thành.
Ngày 14/02/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Tem Tình yêu”. Với Bưu điện Việt Nam, mong muốn phát hành bộ tem Tình yêu để qua con tem, ai cũng cảm thấy mình trong đó, ai cũng bồi hồi nhớ lại ngày xưa đó.
Tình yêu đó là tình cảm thiêng liêng cao quý, là cảm xúc mãnh liệt nhất của con người. Ai đó đã từng ngắt từng cánh hoa hồng “Yêu, không yêu, không yêu hay yêu (?)...”, khi cánh hoa cuối cùng rơi vào chữ “Yêu” thì tình yêu đó bắt đầu - đó là ý tưởng để thể hiện bộ tem. Bộ tem được thiết kế sử dụng ngôn ngữ hội họa đặc trưng, cánh hoa cuối cùng rơi xuống và chữ Yêu hiện lên, chữ “Love” được uốn cong cách điệu như một nụ cười hạnh phúc mãn nguyện. Và một tình yêu tươi thắm bắt đầu. Bộ tem diễn tả một kết thúc có hậu cho tình yêu đôi lứa.
Bộ tem gồm 1 mẫu tem có giá mặt 4.000đ do họa sĩ cộng tác viên Nguyễn Quang Vinh thiết kế.
Bộ tem được phát hành vào ngày 14/02/2020 và cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 14/02/2020 đến ngày 31/12/2021.     

Tem tình yêu (bộ 1) - Gía 20k

Tình yêu được thể hiện giữa con người với con người, với cuộc sống và vạn vật xung quanh. Vượt qua giới hạn về không gian, thời gian, giới tính và tuổi tác, tình yêu đã trở thành tình cảm trong sáng, thiêng liêng và cao cả nhất.
Với mong muốn truyền tải những thông điệp tình yêu đầy nhân văn và ý nghĩa, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Tem Tình yêu” gồm 01 mẫu, giá mặt 4.000đ:
- Khuôn khổ tem: 37 x 37 (mm).
- Khuôn khổ FDC: 190 x 110 (mm).
- Họa sĩ thiết kế: Nguyễn Quang Vinh.
- Ngày phát hành: 14/02/2022.
Mẫu tem được in có mùi hoa Hồng

Tem tình yêu (bộ 2) - Gía 15k

Bộ Tem “Cá sông Mê Kông” - Gía 180k

Nguồn lợi của sông Mê Kông vô cùng phong phú. Dòng sông cung cấp nguồn nước vô tận tưới mát cho những cánh đồng, là nguồn phù sa bồi đắp từ năm này sang năm khác cũng như mang lại tiềm năng thủy điện to lớn cho các nước có dòng sông chảy qua. Bên cạnh đó, dòng sông còn đặc biệt giàu có bởi số lượng lớn các loài cá đa dạng về mặt chủng loài, trong đó có những loài cá khổng lồ, quý hiếm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc xây dựng quá nhiều đập thủy điện trên dòng chảy chính của dòng sông cũng như đánh bắt theo lối tận diệt đã gây nên sự suy giảm nghiêm trọng quần thể cá sông. Một số loài như cá Tra dầu, cá chép Xiêm, cá Vồ cờ được coi là biểu tượng của sông Mê Kông đều được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), xếp hạng nguy cấp với nguy cơ tuyệt chủng cao.

Nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ các loài cá sông Mê Kông nói riêng và các loại động vật hoang dã trên thế giới nói chung, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Cá sông Mê Kông” gồm 05 mẫu với các giá mặt 4.000đ, 4.000đ, 6.000đ, 8.000đ, 12.000đ và 01 blốc giá mặt 15.000đ. Được thể hiện theo phong cách đồ họa với môi sinh, bộ tem thể hiện 6 loài cá sông Mê Kông tiêu biểu thuộc loài cá da trơn, cá vảy chưa giới thiệu trên tem Bưu chính. Các loài cá được thể hiện ở nhiều góc độ, số lượng, đặc tính, tầng nước cùng với hướng tuyến khác nhau. Đây còn là thông điệp nhắc nhở mọi người gìn giữ và bảo vệ các loài cá quý của dòng sông Mê Kông, cụ thể:

Mẫu 5-1: Cá hô Catlocarpio siamensis Boulenger, 1898: Là một loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép thường thấy sống ở sông Mê Kông và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Cá hô non có thể sống ở các chi lưu nhỏ, hay ở các đầm. Cá hô nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng sắp nguy cấp.

Mẫu 5-2: Cá đuối bồng Himantura walga (Müller & Henle, 1841): Là một loài cá sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Cá đuối bồng nằm trong sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng nguy cấp.

Mẫu 5-3: Cá tra dầu Pangasianodon gigas Chevey, 1931: Là một loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài có thể đến 3m và trọng lượng có thể đến 300kg, cá tra dầu có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến. Cá tra dầu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tiệt chủng trong tự nhiên rất cao).

Mẫu 5-4: Cá chốt sọc Mystus mysticetus Roberts, 1992: Là một loài cá sống ở Lưu vực sông Mê Kông, ở tầng nước đáy. Cá chốt sọc ăn các loại côn trùng, giáp xác, thức ăn viên.

Mẫu 5-5: Cá lăng đỏ Hemibagrus wyckioides (Fang & Chaux, 1949): Là một loài cá da trơn, có hình dáng giống cá trê, sống ở tầng nước giữa. Cá lăng đỏ nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng nguy cấp.

Mẫu blốc: Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei Smith, 1931: Cá thể trưởng thành của cá vồ cờ có thể dài tới 3,0m (12 ft) và cân nặng lên tới 293kg (646 lb). Cá vồ cờ nằm trong Danh mục thủy sản quý hiếm và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp. Hình nền blốc là cảnh tiêu biểu vùng đồng bằng sông Cửu Long được lồng trong hình cá măng rổ, một loài cá quý hiếm của Việt Nam và cũng đã từng được giới thiệu trên tem Bưu chính.

Khuôn khổ các mẫu tem: 43x32 mm và khuôn khổ blốc 160x120 mm. Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Du, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, bộ tem được cung ứng trên mạng Bưu chính công cộng từ ngày 01/8/2019 đến ngày 30/6/2021.

bộ tem " Truyện cổ tích Việt Nam: Cây Khế" - Gía 180k

ngày 25/6/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế” do họa sỹ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế.
Truyện cổ tích Cây khế (hay còn gọi truyện Ăn khế trả vàng) lên án những kẻ tham lam, ích kỷ cuối cùng cũng sẽ bị trừng phạt, còn những người lao động chân chính hiền lành, chất phác sẽ được đền đáp xứng đáng. Đây là một trong số những truyện cổ tích được yêu thích trong kho tàng cổ tích Việt Nam với nhiều bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình, anh em, về tinh thần chăm chỉ lao động, về quy luật nhân quả của cuộc sống.

Bộ tem gồm 04 mẫu và 01 Blốc với giá mặt 4000đ, 4000đ, 4000đ, 6000đ và 15000đ được thiết kế liên hoàn qua 4 mẫu tem thể hiện nội dung cốt truyện, bloc được thiết kế dị hình. Chi tiết được chắt lọc, cô đọng và có tính biểu đạt cao. Hình ảnh cây khế được thể hiện xuyên suốt cả bộ tem. Kết truyện có hậu phản ánh quan niệm của người Việt về nhân quả thể hiện trên mẫu blốc.

Hình ảnh trên tem thể hiện yếu tố mang tính đại diện của văn hóa thuần Việt với nhà cổ 5 gian, sân gạch, cây rơm, đàn trâu, ruộng lúa…. Tính cách các nhân vật, sự thật thà hay gian xảo, chăm chỉ hay lười biếng… đều được khắc họa tương phản rõ ràng.

Bộ tem có khuôn khổ tem 32 x 43 mm, blốc có khuôn khổ 120 x 120 mm, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 25/6/2022 đến ngày 31/12/2023.